Người nước ngoài tìm việc ở Mỹ như thế nào?

Bạn ước mơ được đi nước ngoài nhưng tự hỏi không biết tìm việc như thế nào? Tìm ở đâu, nộp đi đâu và phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn tìm hiểu và làm rõ những câu hỏi này.

Một trong những cách thành công nhất để bắt đầu làm việc ở Mỹ là trở thành sinh viên. Visa sinh viên F1 cho phép bạn làm việc 20 tiếng/tuần và 40 tiếng trong các kì nghỉ. Để có thể làm việc mà không cần giấy cấp phép từ Cục di trú, bạn có thể kiếm công việc trong campus của trường hoặc bắt đầu thực tập từ năm học đầu tiên.

Người nước ngoài tìm việc ở Mỹ như thế nào?

Các sinh viên thường làm việc tại các thư viện, trong nhà ăn hoặc trong các phòng thí nghiệm của trường. Tất cả các vị trí tuyển dụng được đăng tải trên Career Centre hoặc International Student Office. Nêu như bạn đang học chương trình Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ, bạn có thể làm việc như trợ lý của khoa hoặc trợ lý cho giáo sư. Khi còn đang là sinh viên để tìm việc ngoài trường bạn cần có giấy cho phép đặc biệt được cấp cho các sinh viên hoàn cảnh khó khăn hoặc bị mất người tài trợ. Để nhận được giấy cho phép bạn phải nộp đơn lên USCIS.

Nếu như bạn không phải là sinh viên nhưng vẫn mong muốn được sống và làm việc ở Mỹ thì hãy cũng chúng tôi tìm hiểu các loại thị thực lao động hiện đang có ở Mỹ.

Các thị thực lao động tại Mỹ

H-1B

Thị thực H-1B cho phép nhà tuyển dụng Mỹ thuê người nước ngoài có chuyên môn nhất định. Thời gian lưu trú là 3 tháng và có thể gia hạn thới 6 năm. Sau khi hết thời hạn, người lao động cần làm thủ tục xin cấp lại visa. Luật pháp đưa ra giới hạn về số lượng thị thực H-1B được cấp mỗi năm. Người sử dụng lao động phải khấu trừ an sinh xã hội và bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động. Cục nhập cư và di trú xác định xem công việc có cần bằng cấp nhất định và sẽ đánh giá kinh nghiệm của bạn.

Lưu ý: trình độ học vấn bắt buộc đối với loại thị thực này là bằng cử nhân hoặc cao hơn.

H-2A

Thị thực H-2A cho phép người sử dụng lao động Hoa Kỳ thuê công dân nước ngoài làm công việc nông nghiệp theo mùa. Đồng thời, phải xác định rằng không có đủ công dân Mỹ tại Hoa Kỳ để thực hiện công việc này, và việc cung cấp các công việc tạm thời cho người nước ngoài sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương và việc làm của công dân Hoa Kỳ.

Lưu ý: trên trang USCIS có các thông tin cập nhật cho công dân nước ngoài hiện đã ở Hoa Kỳ với giấy phép lao động tạm thời (TLC) trong khuôn khổ các hạn chế liên quan tới COVID-19.

H-2B

Thị thực H-2B cho phép các công ty Hoa Kỳ đang bị thiếu hụt nhân lực lành nghề mời các chuyên gia nước ngoài tới làm việc. Để có được thị thực này bạn cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • kinh nghiệm làm việc theo chuyên ngành;
  • giấy mời từ nhà lao động Hoa Kỳ (đã nhận giấy chứng nhận lao động tại Bộ Lao Động Hoa Kỳ);
  • Chứng minh bạn không có ý định nhập cư (ngược lại với thị thực H-1B).

Lưu ý: Bạn không cần có bằng cấp để nhận được thị thực này, trên trang web USCIS có thông tin cập nhật mới nhất dành cho các công dân nước ngoài hiện đã ở Hoa Kỳ trong khuôn khổ các hạn chế liên quan tới COVID-19.

H-3

Thị thực H-3 dành cho các thực tập sinh nước ngoài: công dân nước ngoài được mời tới làm việc tại các công ty Mỹ để nhận được đào tạo các kỹ năng mà thực tập sinh không thể nhận được tại nước sở tại. Ngoại lệ là đại học và giáo dục trong lĩnh vự y học.

Bên mời phải cung cấp bằng chứng cho Cục di trú rằng họ không có ý định ký hợp đồng làm việc chính thức với sinh viên thực tập sau khi kết thúc thực tập.

L-1

Thị thực L-1 là cần thiết đối với những công dân nước ngoài được chuyển đến Hoa Kỳ để làm việc. Ví dụ, nhân viên ở vị trí lãnh đạo hoặc có kỹ năng chuyên biệt.

Lưu ý: người làm cần phải có thời gian làm việc tại công ty ít nhất là 1 năm.

Ngoài ra, còn có một số loại thị thực lao động Hoa Kỳ khác không phổ biến như những loại được liệt kê ở trên, vì chúng có tính chuyên môn cao:

  • Thị thực O – người nước ngoài có thành tích trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, thể tháo, truyền hình và điện ảnh;
  • Thị thực P – nghệ sỹ và vận động viên thể thao đang ở Hoa Kỳ với các mục đích chuyên nghiệp. Các nhóm đi cùng cũng nhận được visa này.
  • Thị thực Q — người tham gia các chương trình giao lưu quốc tế để nghiên cứu văn hóa, lịch sử, truyền thống. Đơn xin chấp thuận được đệ trình bởi nhà tài trợ của chương trình.

Các giấy tờ cần thiết

Sau khi tìm hiểu các loại thị thực, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về các thủ tục để nhận visa:

  • Bước 1: Nộp đơn lên Sở Di trú và Nhập tịch (Mẫu I-129);
  • Bước 2: Nhà lao động cần xác nhận đơn;
  • Bước 3: Nộp đơn xin nhận thị thực lên Sứ quán (3 tháng trước khi bắt đầu làm việc).

Hãy kiểm tra theo checklist của chúng tôi để biết được bạn cần chuẩn bị gói giấy tờ nào.

Giấy tờ bắt buộc:

  • Mẫu đơn xin thị thực – DS-160;
  • Hộ chiếu có thời hạn hiệu lực ít nhất sáu tháng so với thời gian lưu trú tại Hoa Kỳ;
  • 1 ảnh 5*5;
  • Giấy chứng nhận về việc thanh toán phí làm thị thực – 190$;
  • Số của mẫu đơn I-129 đã được chấp thuận;
  • Thư mời phỏng vấn.

Các giấy tờ hỗ trợ:

  • CV;
  • Bằng tốt nghiệp Đại học và chuyên ngành (bản dịch tiếng anh);
  • Giấy tờ bản gốc từ các chỗ làm cũ, thời gian làm việc, các dự án tham gia và vị trí;
  • Phiếu lương từ nơi làm việc cuối cùng;
  • Địa chỉ liên hệ của các quản lỹ cũ với vị trí.

Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn nên liên hệ với các chuyên gia để được hỗ trợ về thị thực nhằm tránh những rắc rối không đáng có trong việc xin thị thực, vượt qua cuộc phỏng vấn và thu thập giấy tờ.

Các trang web tìm việc tại Mỹ

Monster.com — một trong những web lớn để tìm việc tại Mỹ và toàn thế giới.

Indeed.com – có hơn 150 triệu nhà tuyển dụng và người lao động ghé thăm trang web này hàng tháng.

CareerBuilder – một trong những trang web dẫn đầu ở Mỹ về tìm việc làm.

HelpDetected — một trang dành cho những ai muốn tìm việc không cần chuyên môn cao, ví dụ như bảo mẫu, quản gia, y tá, v.v.


  • Quảng cáo